Trang chủ
Menu
Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao?

Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao?

Tác giả: Phạm Hồng Bảo Thy

Ngày cập nhật: 23-07-2017 | 580 lượt xem

Nếu hỏi ý kiến và cảm nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam về hàng Nhật Bản (chưa kể hàng Nhật nội địa hay hàng Nhật xuất khẩu) thì chắc hẳn hơn 90% đều dành lời khen về chất lượng và độ bền cho sản phẩm gắn mác của xứ sở hoa anh đào. Tại sao người Việt Nam lại yêu thích sử dụng hàng Nhật như vậy? Hàng Nhật nội địa khác với hàng Nhật xuất khẩu như thế nào? Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao hay không? Hãy cùng Sakura Fashion tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài viết sau đây nhé.
1. Hàng nội địa Nhật Bản là gì? Có phải hàng nội địa Nhật đều tốt 100%?
 
Với triết lý kinh doanh nổi tiếng "nói ít làm nhiều", các doanh nghiệp Nhật Bản luôn coi trọng việc xây dựng chất lượng sản phẩm làm "cội rễ thành công" của họ. Họ muốn tạo ra những sản phẩm vì con người vì người tiêu dùng ngày càng có nhu cầu cao hơn và biết cách tìm kiếm nguồn sản phẩm chất lượng nhất để phục vụ nhu cầu của mình. Bên cạnh đó, với sự kết hợp của nhiều yếu tố trong cách làm việc (tinh thần kỹ luật cao và tính tỉ mỉ) cùng nền công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới cũng là lý do người Nhật có thể sản xuất những sản phẩm chất lượng ở mọi lĩnh vực họ tham gia. 
 
Vào những năm 1960 của thế kỷ trước, sau cuộc thất bại nặng nề trong thế chiến Thứ Hai, người Nhật nhận thức được xây dựng chất lượng sản phẩm là chiến lược phát triển lâu dài để cạnh tranh với các nước Châu Âu. Khẩu hiệu "Chất lượng đi kèm với sản phẩm quốc gia" đã trở thành trọng tâm của các doanh nghiệp Nhật với quy trình sản xuất sản phẩm nghiêm ngặt và khắc khe. Họ có chủ ý định hình tư tưởng khác biệt về hàng Nhật cho người tiêu dùng khắp thế giới, đó là "Hàng Nhật là hàng chuẩn" và từ đó nhận thức này thấm sâu vào suy nghĩ của khách hàng, trong đó có niềm tin tiêu dùng của người Việt Nam.
 
Vậy tất cả sản phẩm có gắn mác "Made in Japan" đều là hàng chất lượng 100%? 
 
Câu trả lời chính là:  Không phải hàng Nhật nào được gắn mác "Made in Japan" đều là hàng chất lượng cao 100%. Điều này còn tùy thuộc vào đó là hàng Nhật nội địa (Japanese Domestic Market-JDM) hay là hàng Nhật xuất khẩu (Oversea Market Exproted-OME).
 
+ Hàng Nhật nội địa (JDM): Để phục vụ cho nhu cầu và bảo vệ quyền lợi của chính người Nhật Bản, đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai, người Nhật đã sản xuất riêng các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người dân nước họ chứ không xuất khẩu ra nước ngoài. Đó chính là hàng Nhật nội địa (JDM). Người Nhật luôn biết cách tôn trọng nhu cầu của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhưng lúc nào họ cũng đặt lợi ích của người dân của mình lên vị trí số 1 cho nên những gì sản xuất cho dân của họ phải đạt tiêu chuẩn hoàn hảo.
 Có một điều cần lưu ý là hàng Nhật Bản vẫn phải tìm ra sự cân đối về giá cả nếu muốn cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới. Chúng ta đều biết tiền công lao động tại Nhật đều ở mức rất cao bởi vì nhiều nguyên nhân như: Dân số ít lại trong xu hướng già hóa, số người trong độ tuổi lao động không nhiều,... Vì thế để đảm bảo sự cạnh tranh về giá thì các nhà sản xuất phải nhờ vào nhân công tại các quốc giá có tiền công thấp hơn như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan,... Các sản phẩm này đều được sản xuất nghiêm ngặc theo quy trình khép kín tiêu chuẩn Nhật Bản nhưng chi phí thấp hơn. Sau đó chúng được gắn vào mác"Made in..." (tên nước sản xuất) và được đưa về Nhật để Cục Đo Lường Chất Lượng Nhật Bản tiến hành kiểm duyệt theo tiêu chuẩn Nội địa Nhật. Sau đó nếu các sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì sẽ gắn vào mã vạch của Nhật 450 - 459 & 490 - 499 GS1 Nhật Bản (Japan).  Lúc này các mặt hàng được sản xuất 100% hay một bộ phận tại quốc gia khác vẫn được xem là hàng Nhật tiêu chuẩn.
 
- Hàng Nhật xuất khẩu (OME): Hàng Nhật được xuất khẩu ra nước ngoài vẫn phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn và chất lượng do Nhật đề ra nhưng cũng được (hoặc bị) sản xuất theo tiêu chuẩn của chính quốc gia đặt hàng vì thế mẫu mà và bao bì khác nhiều so với hàng Nhật nội địa. Còn về chất lượng thì có thể bằng với hàng JDM hoặc thấp hơn, hoặc bằng tiêu chuẩn của Mỹ nhưng giá thành rẻ hơn. Các sản phẩm OME thường được ghi bằng ngôn ngữ khác chứ không phải tiếng Nhật, phổ biến nhất là tiếng Anh. 
 
Khi các bạn mua sản phẩm "Made in Japan" tại các nước khác như Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông hay chính trên đất Nhật thì đều là hàng Nhật hết (trừ trường hợp gặp phải hàng fake). Tuy nhiên, chất lượng của hàng Nhật nội địa (JDM) rõ ràng có sự khác nhau dù là một chút so với hàng Nhật xuất khẩu (OME). Hàng Nhật nội địa bao gồm mỹ phẩm và thực phẩm chức năng đảm bảo là các sản phẩm chất lượng cao tuyệt đối rất đáng để dùng thử đấy. 
 
Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao?
Hàng Nhật nội địa có phải 100% hàng chất lượng cao?
Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao?
Hàng Nhật Nội Địa thực sự tốt đặc biệt là thực phẩm và mỹ phẩm làm đẹp
 
2. Làm cách nào để mua hàng Nhật chính hiệu, đảm bảo chất lượng?
 
Một số cách đáng tham khảo để bạn có thể mua được hàng Nhật chính hiệu đảm bảo chất lượng cao không nên bỏ qua bao gồm:
 
- Tuy hàng Nhật nội địa không có để hạn sử dụng nhưng chúng được quản lý chất lượng bằng mã vạch. Bạn có thể tra cứu trực tiếp thông tin mã code của sản phẩm trên mạng thông qua trang web uy tín của Nhật bằng cách gõ "google.co.jp". Sau đó điền mã code đằng sau sản phẩm lên trên trang Google Japan này. Thông tin sản phẩm chính xác nhất sẽ được thể hiện bằng tiếng Nhật (Vì hàng Nhật nội địa không bao giờ thể hiện bằng ngôn ngữ khác). 
 
Một số đặc điểm để phân biệt hàng Nhật nội địa chuẩn so với hàng Nhật xuất khẩu:
 
- Tại Nhật, đối với các sản phẩm không mở hộp trong vòng 3 năm mà có thể bị hư hỏng thì họ mới ghi vào hạn sử dụng (expiration date), đặc biệt là thực phẩm và dược phẩm. Trong trường hợp bao bì không ghi hạn sử dụng thì trong vòng 3 năm sản phẩm vẫn có thể sử dụng tốt. Còn đối với mỹ phẩm Nhật Bản thì họ quản lý lô hàng bằng bar code. Vì vậy, hàng nội địa Nhật Bản thường không có ghi hạn sử dụng.
 
- Ngôn ngử sử dụng cho hàng Nhật Bản nội địa chỉ là tiếng Nhật mà thôi, không có các ngôn ngữ khác ngoại trừ hai cụm từ "Made in Japan" và "For Sale In Japan only".
 
- Hàng Nhật nội địa mắc hơn so với hàng Nhật xuất khẩu vì tư duy chất lượng của người Nhật chính là "Giá cả luôn đi kèm với chất lượng". Hàng JDM có sự khác biệt về chất lượng dù chỉ một ít so với hàng OME nên mức giá mắc hơn là điều có thể hiểu được.
 
- Không phải hàng hóa được mua trên đất Nhật và có ghi "Made in Japan" đều là hàng Nhật nội địa, đặc biệt là hàng mua ở DUTE Free tại sân bay vì đó được xem là hàng Nhật được mua tại các nước khác (hàng OME).
- Để mua được hàng Nhật nội địa chuẩn là kiểm tra thương hiệu của những sản phẩm đó với các nhận biết riêng về logo, chữ viết và thiết kế bao bì. 
- Nếu muốn mua hàng Nhật nội địa online uy tín thì bạn có thể thông qua các trang web nổi tiếng như: Komehyo (Chuyên hàng hiệu Nhật Bản), trang Amazon.co.jp, Ratuken.co.jp, trang Kakaku, trang yodobashi,...
 
Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao?
Làm thế nào để mua hàng Nhật nội địa chính hãng
Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao?
Trang web Komehyo là địa chỉ uy tín để mua sắm hàng hiệu Nhật Bản
Hàng Nhật nội địa có phải 100% là hàng chất lượng cao?
Sử dụng mã vạch để mua hàng Nhật đúng chuẩn
  
Hi vọng thông tin cung cấp về hàng Nhật Bản nội địa này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất của hàng Nhật để tìm kiếm măt hàng tiêu chuẩn chất lượng cao nhé. 
Bình luận
Đánh giá: 1 sao1 sao1 sao1 sao1 sao (5 trên 1 bình chọn)
Báo lỗi
Mục Lục
0937.367.819 (call, zalo, SMS) - 0947.711.904
36/4 Đô Đốc Chấn, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TPHCM (Xem bản đồ)
sakurafashion.vn - sakura.vn - sakura.com.vn