H&M, Zara và Uniqlo mở cửa hàng ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Hồng Bảo Thy
Ngày cập nhật: 19-06-2017 | 2671 lượt xem
H&M, Zara và Uniqlo đều là các thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng khắp thế giới sở hữu với quy mô hơn 1000 cửa hàng trải rộng toàn cầu để phục vụ nhu cầu đa dạng của phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình. Với chất lượng cao cùng mẫu mã phong phú không ngừng đổi mới, sản phẩm của ba thương hiệu nổi tiếng này chiếm được sự tin tưởng của khách hàng toàn cầu trong đó có người tiêu dùng Việt. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đón nhận làn sóng đổ bộ của các hãng bán lẻ thời trang với việc mở cửa hàng đầu tiên của H&M và Zara vào năm 2016, mới nhất là dự định mở cửa hàng tại Sài Gòn của hãng Uniqlo vào mùa thu 2017 này, báo hiệu cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa thương hiệu trong nước và ngoại nhập sắp tới. Khi so sánh ba thương hiệu đình đám này với nhau, chúng ta có thể dễ nhận ra rằng tất cả đều cùng nhắm vào một phân khúc thị trường nhất định, tuy nhiên họ cũng có những điểm khác nhau nổi bật về mô hình kinh doanh, nguồn gốc sản phẩm và kênh phân phối. Hãy cùng Sakura Fashion khám phá điểm khác nhau giữa ba thương hiệu thời trang bình dân H&M, Zara và Uniqlo nếu bạn muốn biết nhé.
Tình hình thâm nhập thị trường Việt Nam của ba ông lớn H&M, Zara và Uniqlo.
Thương hiệu H&M
Được thành lập vào năm 1947 tại Thụy Điển, H&M (tên gốc là Hennes & Mauritz) là thương hiệu thời trang bình dân lâu đời chuyên cung cấp sản phẩm thời trang dành cho mọi đối tượng bao gồm phụ nữ, đàn ông, trẻ em đến thanh thiếu niên. Hiện hãng còn thông qua các thương hiệu khác như: H&M, COS, Monki, Weekday, Cheap Monday và Other Stories để cung cấp sản phẩm cho tất cả mọi người.
Gần đây nhất, theo thông tin tuyển dụng của Tập Đoàn bán lẻ thời trang H&M cửa hàng đầu tiên của thương hiệu sẽ được đưa vào vận hành tại Hà Nội với diện tích cửa hàng ít nhất là 2000 m2. Tuy chưa nhận được phản hồi chính thức của đại diện thương hiệu H&M tại Việt Nam nhưng điều này cũng tạo ra hiệu ứng khuấy động trong giới trẻ Hà Nội và Sài Gòn. Mặc dù hiện tại không có bằng chứng cụ thể nào về việc thâm nhập thị trường Việt Nam của H&M nhưng nhiều nguồn tin khẳng định rằng trong năm 2017 này, H&M sẽ mở đến 3 cửa hàng chính thức, một tại Sài Gòn (cụ thế là Đồng Khởi) và hai cửa hàng tại Nguyễn Trãi - Hà Nội (11/2017) và Minh Khai- Hà Nội (đầu năm 2018).
Thương hiệu Zara
Trong cả ba thương hiệu lớn lừng danh này thương hiệu Zara có tuổi đời "trẻ nhất", được "khai sinh" tại đất nước Tây Ban Nha vào năm 1975 thuộc sự quản lý của công ty dệt may có quy mô khủng Inditex. Nhiều chuyên gia đánh giá về Zara như là đại diện hoàn hảo cho Fast Fashion (Thời Trang Nhanh) bởi lẽ tốc độ thiết kế và cho ra đời sản phẩm nhanh chóng của Zara chính là lợi thế nổi bật nhất của thương hiệu này.
Về tình hình thâm nhập thị trường Việt Nam của Zara, một số nguồn tin cho hay thương hiệu này dự định mở đến 7 cửa hàng, trong đó có 2 cửa hàng tại thủ đô Hà Nội, cụ thể là nằm trong tòa nhà Royal City và Time City. Hiện nay các tín đồ thời trang có thể đến săn lùng và mua sắm các item thời trang của Zara tại cửa hàng đầu tiên của thương hiệu được đặt tại TTTM Vincom TP.HCM.
Thông tin về cửa hàng Zara tại TP HCM
- Ngày khai trương: 8/9/2016.
- Địa điểm: Zara Vincom Sài Gòn, 72, Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Q.1, TP. HCM.
Được mệnh danh là thương hiệu thời trang hàng đầu của Nhật Bản và đứng thứ 4 thế giới, Uniqlo khởi đầu là một bộ phận của công ty Fast Retailing, sau đó Uniqlo trở thành một công ty con từ tháng 11 năm 2005. Với phương châm "Uniqlo là thời trang thuần túy" thương hiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản này tập trung phát triển dòng sản phẩm thời trang cơ bản với mô hình kinh doanh dựa trên Gap - thương hiệu thời trang bình dân của Mỹ, chuyên cung cấp các sản phẩm cơ bản như áo phông, legging, quần jeans hay áo len với giá cả vừa phải.
Tại Việt Nam, trong tháng 6/2017, sau khi thông tin tuyển dụng của hãng Uniqlo được đăng lên đã tạo nên sự chú ý và thảo luận sôi nổi về cuộc đổ bộ của thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất Nhật Bản vào thị trường Việt. Theo sự chia sẻ từ những nguồn tin không chính thức thì hãng Uniqlo sẽ khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP. HCM vào mùa thu năm 2017 này và họ đang trong quá trình chuẩn bị về cở sở hạ tầng và đội ngũ nhân viên.
Đều là các thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất thế giới H&M, Zara và Uniqlo đều nhận được sự đánh giá cao và tin tưởng của vô số khách hàng, sở hữu lượng fan lớn trên toàn thế giới với sự tập trung vào phân khúc thị trường bình dân. Tuy nhiên ba thương hiệu đình đám này vẫn sở hữu những nét đặc trưng riêng về mô hình kinh doanh, kênh phân phối và nguồn sản xuất. Chúng ta hãy cùng khám phá nét độc đáo của ba thương hiệu lớn này nhé.
Tìm hiểu những nét khác biệt đặc trưng của H&M, Zara và Uniqlo trong mô hình và cách thức quản lý.
Nguồn sản xuất
Còn về nguồn sản xuất của Zara, quy trình sản xuất của thương hiệu này tập trung hoàn toàn từ khâu thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm đến toàn bộ hệ thống cửa hàng. Zara có lợi thế là trực thuộc công ty dệt may có quy mô khổng lồ Inditex nên tất cả sản phẩm của thương hiệu được sản xuất tại Tây Ban Nha chiếm 50 % (tại nhà máy sản xuất chính tại TP. La Coruna) và 24% đến từ việc tận dụng nguồn nhân công giá rẻ tại các quốc gia Châu Á và Châu Phi. Để không ngừng sáng tạo mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu khách hàng Zara chủ động hơn trong việc dự đoán nhu cầu tương lai của khách hàng hơn là đánh giá tình hình hiện tại.
Kênh phân phối
Theo số liệu vào đầu năm 2015 thì thương hiệu H&M có đến 3.450 cửa hàng trên toàn cầu, chiếm số lượng cửa hàng đông nhất khi so sánh với hai thương hiệu Uniqlo (1400 cửa hàng) và thương hiệu Zara (khoảng 2.213 cửa hàng). Đặc biệt tại thị trường Mỹ thương hiệu H&M một lần nữa chứng tỏ vị thế nổi bật của mình với hệ thống 407 cửa hàng khắp Hoa Kỳ từ năm 2005 đến nay trong khi Uniqlo là 42 cửa hàng (2015) và Zara là 55 cửa hàng.
Một đặc điểm nổi bật góp phần tạo nên thành công của H&M chính là sự kết hợp các nhà thiết kế danh tiếng như Alexander Wang hay Balmain để tạo nên bước đệm gia tăng danh tiếng nhanh chóng tiếp cận thị trường với sự hợp tác của một thương hiệu thời trang bình dân đi cùng tên tuổi thiết kế cao cấp hàng đầu thế giới, ngày càng đa dạng về phong cách và mẫu mã.
Trong khi chiến lược để chinh phục thị trường của thương hiệu Zara lại tập trung vào số lượng khổng lồ về mẫu mới nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng sản phẩm với sự đa dạng vô tận của các mẫu thiết kế phục vụ toàn diện phong cách của mỗi khách hàng. Trung bình Zara có thể sáng tạo một thiết kế và đặt nó lên kệ chỉ ngay 1 tháng sau đó.
Không giống với sự đẩy mạnh kênh phân phối lan rộng các khu vực khác nhau trên thế giới như Zara hay H&M, thương hiệu Uniqlo tập trung cửa hàng tại Nhật Bản với hơn 700 cửa hàng. Uniqlo đã nhận ra được sự thay đổi trong gu thời trang của người tiêu dùng Nhật Bản với xu hướng đặc biệt thiên về phong cách tối giản nên điều này góp phần lý giải tại sao thương hiệu này luôn nằm trong top nhãn hiệu thời trang được yêu thích của người dân xứ sở hoa anh đào.
Cách tạo dựng thương hiệu
Có nguồn gốc từ mô hình kinh doanh theo bản Gap - mô hình kinh doanh thương hiệu thời trang Mỹ phong cách cơ bản, Uniqlo đã xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của mình theo kiểu "private-label apparel" (Thời trang của riêng), đồng nghĩa với việc Uniqlo sẽ chủ động trong việc thiết kế và kiểm soát việc sản xuất sản phẩm của mình trong tất cả các khâu và chỉ bán những sản phẩm này trong cửa hàng và website của hãng. Phương châm của tất cả sản phẩm Uniqlo là tính đơn giản và tiện dụng, áp dụng thiết thực cho sinh hoạt hàng ngày nên có số lượng khách hàng ủng hộ ổn định hơn hai thương hiệu Zara và H&M. Đặc biệt, phong cách thể thao thường ảnh hưởng đến các thiết kế của Uniqlo có lẽ chính vì thế công ty thường PR thương hiệu qua các sự kiện thể dục thể thao.
Để gia tăng "quyền lực" và mức độ "phủ sóng" của mình thương hiệu H&M nhanh chóng mua lại các thương hiệu con có phong cách khác biệt nhau để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Mỗi thương hiệu của hãng H&M có mức giá và phong cách định hướng khác nhau, ví dụ như những sản phẩm cơ bản hướng đến thị trường Châu Á có mức giá trung bình trong khi các sản phẩm nằm trong Collection of Style có mức giá cao hơn và tập trung tại thị trường Châu Âu.
Còn về quá trình xây dựng "branding" của hãng Zara thì sao? Phương châm của Zara là nhà bán lẻ thời trang cao cấp với mức giá phải chăng nhất có thể với sự phân chia sản phẩm làm hai nhóm (nhóm sản phẩm cao cấp và nhóm sản phẩm cấp thấp hơn). Luôn gây sự chú ý của dư luận bằng việc mở cửa hàng liên tiếp tại các vị trí đắc địa có giá thuê đắt đỏ tại các thành phố lớn trên thế giới, đây cũng là phương thức quảng bá thương hiệu rất hiệu quả của nhãn hàng Zara.
Vậy là 3 thương hiệu thời trang nổi tiếng H&M, Zara và Uniqlo đã đặt chân vào thị trường Việt Nam, hứa hẹn sẽ mang đến những sản phẩm với chất lượng ngày càng tốt hơn phục vụ nhu cầu mua sắm không giới hạn của mọi người đặc biệt là các tín đồ thời trang. Chúng ta hãy cùng đón xem diễn biến thú vị sắp tới trong làng thời trang Việt bạn nhé.
Bình luận
Đánh giá: (5 trên 1 bình chọn)
Báo lỗi
Sản phẩm gợi ý
Bài viết khác